Monday, June 30, 2014

Giáo Viên Biên Dịch, Phiên Dịch Quận Cầu Giấy, Quận Đống Đa, Quận Thanh Xuân, Quận Hà Đông

Giáo viên dịch thuật, họ lài ai? 
Trong quá trình tư vấn viên VEDICO tư vấn cho rất nhiều học viên gọi điện thoại đến để đăng ký học và hỏi thông tin về các khóa học Biên dịch, Phiên dịch, hầu hết các học viên đều cũng hỏi Giáo viên, Giảng viên VEDICO là ai?, có phải là thầy A, cô B công tác tại các trường Đại học như ĐH HN,ĐH Quốc Gia HN, Viện ĐH Mở HN v.v..


ĐH Quốc Gia HN…v.v giảng dạy hay không, trong phần này VEDICO sẽ đưa ra thông tin về Giáo viên giảng dạy Dịch thuật (Biên dịch, Phiên dịch) để học viên được biết.
Như quý vị và các bạn học viên đã biết, Dịch vụ đào tạo là một dịch vụ/ hàng hóa đặc biệt, đòi hỏi phải có sự đầu tư công sức, trí tuệ và tiền của để có được một SẢN PHẨM chất lượng, và hữu ích cho xã hội. VEDICO luôn nghĩ đến điều đó và sẵn sàng đầu tư cho Đội ngũ CBNV và Giảng viên của mình. 
Các lớp học đều được hỗ trợ, trợ giúp về học phí, với tinh thần đóng góp cho sự nghiệp giáo dục nước nhà và giúp nhân lực trẻ ở Việt Nam có một kỹ năng, kiến thức Dịch thuật thật tốt trong giai đoạn hội nhập kinh tế Quốc tế. VEDICO dành Quỹ phát triển Dự án VEDICO EDU-TECH PROJECT để trang trải: Đầu tư thiết bị, phòng học, Hỗ trợ học bổng, kinh phí cho các đôi tượng cụ thể; Chi lương/ thù lao cho đội ngũ Giảng dạy ở mức THỎA ĐÁNG nhất.





Giảng viên dạy Biên dịch, Phiên dịch tại VEDICO EDU-TECH PROJECT bắt buộc phải:

 1. Yêu cầu chuyên môn:

Có kinh nghiệm ít nhất 16 năm kinh nghiệm về giảng dạy, làm về công tác biên và phiên dịch:
- đã từng dịch tài liệu các Dự án cấp Bộ, ngành, các Tổ chức quốc tế;
- đã từng tham gia phiên dịch bao gồm dịch Consecutive (dịch đuổivà Simultaneous (dịch cabin) cho các hội nghị, hội thảo cấp quốc gia và quốc tế;
- đã từng làm phiên dịch cho các Dự án cấp Chính phủBộ, các tổ chức phi chính phủ (NGO’s),  các Ủy ban cấp Quốc tế... như ILO, ADB, WB, IFAD, và các Tập đoàn trong và ngoài nước...
- có kinh nghiệm sâu giảng dạy tiếng Anh (cả lý thuyết tiếng và thực hành tiếng).
- Phải qua các buổi phỏng vấn, Test sâu (biên và phiên dịch); tham gia dự giờ ít nhất 6 buổi vàgiảng trực tiếp trên lớp tại VEDICO 6 buổi dưới sự giám sát, đánh giá của Chuyên gia và Giảng viên cấp cao của VEDICO EDU-TECH PROJECT.



==>>> Ưu tiên những cán bộ/ giáo viên giảng dạy ở các trường ĐH về đúng chuyên môn Dịch thuật(kinh nghiệm trên 10 năm), nhưng có tham gia các dự án Biên dịch tài liệu của VEDICO (dịch tài liệu, biên tập tài liệu) và/hoặc thực hiện Phiên dịch cao cấp cho các cuộc họp, hội thảo trong và ngoài nước mà VEDICO đảm trách hoặc ký hợp đồng trực tiếp.

2. Kỹ năng bổ trợ giảng dạy:

- Đối với Biên dịch: Giảng viên phải biết sử dụng thành thạo phần mềm ứng dụng: Win-Words, PowerPoint (PPT), Projector, máy In, Scan…
- Đối với Phiên dịch: Ngoài yêu cầu như phần Biên dịch ở trên, Giảng viên phải biết sử dụng các công cụ hỗ trợ cho Phiên dịch như: Phòng Cabin, thiết bị âm thanh, Loa, Microphones, máy ghi âm, hệ thống máy tính, máy tăng âm, Projector ...v.v, Projector.

Trên đây là những thông tin về giáo viên giảng dạy Biên – Phiên dịch tại VEDICO. Ngoài ra, VEDICO vẫn thường xuyên tổ chức TESTS và các buổi trao đổi kinh nghiệm giữa các giảng viên, chuyên gia nhằm nâng cao kinh nghiệm giảng dạy tốt hơn, giúp các buổi hướng dẫn cho mỗi lớp được hiệu quả và thành công. 


Monday, June 23, 2014

Chứng Nhận Khóa Học Biên Dịch Phiên Dịch

Chứng nhận Chương trình luyện dịch thuật 


VEDICO hỗ trợ cho học viên, đội ngũ CTV thông qua các chương trình luyện biên dịch, phiên dịch thực hành, hỗ trợ cho các khóa học miễn phí, thực hành qua các sự kiện, hội thảo, hội nghị có sử dụng phiên dịch (cả hình thức consecutive và simultaneous - cabin),... do VEDICO đảm trách trong và ngoài nước.
   Ngoài ra VEDICO hỗ trợ giúp học viên thực tập, làm thêm theo các hình thức Thực tập sinh, Cộng tác viên và chính thức cho VEDICO và Các tổng cty, công ty, tập đoàn, Tổng cty 90, 91 các Bộ, Dự án ODA, FDI và các Khu CN. Đây là những đối tác lớn đã và đang hợp tác với VEDICO qua các dịch vụ của VEDICO như:

- Biên dịch tài liệu, hồ sơ Dự án và Phiên dịch các hội thảo, hội nghị 
- Công chứng và chứng thực tài liệu, hồ sơ, hợp pháp hóa Lãnh sự...

- Đánh giá trình độ Dịch thuật của các ứng viên dự thi vào các Dự án 

- Giới thiệu việc làm liên quan đến Dịch thuật (biên dịch và phiên dịch)

- Cung cấp nhân sự Dịch thuật theo nhu cầu của các đơn vị, dự án

      


Certificate of Translation Techniques and Skills

           Chương trình Dự án và Đào tạo luyện dịch cũng như "Chứng nhận nâng cao năng lực Dịch thuật" của VEDICO EDU-TECH đã được đánh giá cao bởi các nhà Tuyển dụng và các Tổ chức NGO đối với các học viên sau khi hoàn thành Chương trình theo quy định!



Công ty Cổ phần Giáo dục và Dịch thuật VEDICO
(VEDICO Translation and Education Joint Stock Company)  
Office: No. 8 – Ngõ 495 - Nguyễn Trãi St.,
         Thanh Xuân Dist., - Hà Nội - Việt Nam
Tel.:  + 84- 04- 355-33958; 04 66573941;
Fax.: + 84- 04- 355-33958

Mobile: 0904-128-134; Hotline: 0987 63 63 99
Website: www.thegioidichthuat.com ; www.daotaodichthuat.edu.vn : http://vedico.com.vn/   
E-mails : dichthuat@vedico.com.vn , contact@vedico.com.vn.
YM nick: hotrodaotao
Skype nick: phiendichcabin

Sunday, March 16, 2014

Phương pháp giáo dục tại Mỹ lên lớp ít hiệu quả cao

(Tin giáo dục) Có thể cảm nhận được ngay một điều là nền giáo dục Mỹ khuyến khích sinh viên học tập. Giáo dục được mở rộng cho tất cả những ai muốn học không kể đến chuyện sinh viên có thể tự trang trải toàn bộ học phí, hoặc sinh viên có phải là công dân của nước Mỹ hay không.

Ngoài việc có một hệ thống đa dạng các trường dạy nghề, trường đại học, với nhiều loại bằng cấp khác nhau thích ứng với nhu cầu và trình độ của từng cá nhân, nước Mỹ còn có nhiều chính sách hỗ trợ học phí cho sinh viên (kể cả sinh viên quốc tế), chẳng hạn như những khoản tiền cho vay dài hạn với lãi xuất thấp (loan program) và sinh viên không phải trả lại cho đến khi đi làm, những khoản tiền trợ cấp (grant) của từng bang để sinh viên có thể trang trải chi phí học tập và sinh hoạt…Đặc biệt là khi bạn đã học đến trình độ cao học, (thạc sĩ hoặc tiến sĩ), hầu hết các trường đại học đều có những chương trình học bổng du học tài trợ cho việc học của bạn.
Như vậy, có thể thấy rằng hệ thống giáo dục Mỹ có ưu tiên rõ rệt cho những ai có khả năng và muốn theo đuổi việc học tập. Đây chính là điểm khác biệt lớn của nền giáo dục nước Mỹ với các nước khác trên thế giới. Nếu muốn học tập ở Mỹ, một sinh viên quốc tế hoàn toàn có khả năng tự liên hệ với các trường đại học, gửi hồ sơ sang xin học và dành một học bổng. Trong khi đó, một số nước khác như Anh, Pháp, úc, vẫn chưa thực sự mở ra cơ hội này cho sinh viên quốc tế.

Thời gian lên lớp ít, hiệu quả cao
Một trong những đặc trưng nổi bật của phương pháp giáo dục Mỹ là tôn trọng thực tế, hiệu quả và “không nhồi nhét”. Một học kỳ, thay vì học học 7-10 môn học như ở Việt Nam, ở Mỹ, sinh viên Mỹ chỉ học 4 đến 5 môn, hiếm có sinh viên nào chọn học 6 môn một học kỳ. Một năm học ở Mỹ trên lý thuyết là học 9 tháng nhưng thời gian học thực tế chỉ thường khoảng 7 tháng vì sinh viên ở đây có rất nhiều kỳ nghỉ xuyên suốt một năm học như đã nói ở trên.
Tuy thời gian lên lớp không nhiều, nhưng học hành ở Mỹ vẫn vô cùng vất vả, đòi hỏi sinh viên phải nỗlực cao. Tại sao lại như vậy? Bởi vì phương pháp giáo dục, đào tạo ở Mỹ đòi hỏi sinh viên phải phát huy một cách tối đa tính tự giác. Điều này được thể hiện qua việc tự học và tự nghiên cứu. Ngoài giờ lên lớp, sinh viên thường phải hoàn thành một số lượng lớn các bài tập về nhà (problem sets), bài đọc (reading assignment), bài viết (papers). Chuyện vào thư viện, lên internet tìm hiểu thông tin để viết bài, đọc những tài liệu tham khảo khá dài là chuyện “như cơm bữa”. Thư viện ở nhiều trường đại học lớn còn mở cửa 24/24 giờ để đáp ứng nhu cầu học của sinh viên. Đối với sinh viên Việt Nam mình, học tập lại càng đòi hỏi phải nỗ lực nhiều hơn để cạnh tranh được với sv Mỹ.
Lý do thứ nhất, học tập bằng tiếng Anh là một thách thức không nhỏ. Bạn nên nhớ một điều rằng tiếng Anh, nhất là khả năng diễn đạt và khả năng viết vô cùng quan trọng, đặc biệt với các sinh viên theo học các ngành xã hội. Nhiều lúc học thấy ghen với sinh viên Mỹ vì để đọc được vài trăm trang sách bằng tiếng Anh, sinh viên mình phải bỏ một lượng thời gian gần gấp đôi sinh viên Mỹ, hay những lúc thảo luận, mình biết hai mà chỉ nói được một trong lúc sinh viên Mỹ có khi chỉ biết một nhưng lại nói được thành 2,3.
Lý do thứ hai, học ở Mỹ là học thật, là tự suy nghĩ, tư duy sáng tạo, tìm hiểu, sáng tạo. Phương pháp học này hoàn toàn khác so với Việt Nam vì vậy, sinh viên mình thường phải mất một thời gian mới thích ứng được.
Lên lớp ít, tự học, tự tìm hiểu, tư duy nhiều đã làm cho sinh viên biến các kiến thức học được trên lớp thực sự thành kiến thức của mình. Ngoài ra không chỉ là lý thuyết suông, các giáo sư thường cố gắng áp dụng việc “Học” vào thực tế, điều này cũng giúp sinh viên hiểu sâu và nhớ lâu. Ví dụ như trong dịp Bush và Gore đang tranh cử chức tổng thống Mỹ, câu hỏi trong bài kiểm tra giữa học kỳ cho khoá học kinh tế học 1 (economics 1) ở một trường đại học là chính sách thuế về xăng dầu của George W. Bush có ảnh hưởng như thế nào đến người tiêu dùng.
Lựa chọn và cơ hội
Nếu lần đầu đi du học tại Mỹ, bạn sẽ thấy ngạc nhiên khi thấy ngày đầu tiên nhập học, sinh viên nháo nhào chạy đi ghi tên vào các lớp học, rồi có khi học ở lớp này được 2 buổi lại chuyển sang lớp khác. Đây chính là một đặc trưng lớn của nền giáo dục Mỹ. Giáo dục ở đây theo hướng đáp ứng đúng nhu cầu và trình độ của từng cá nhân. Sinh viên hoàn toàn có cơ hội theo đuổi những gì mình mong muốn mà không sợ là kiến thức học được bị bỏ quên hay không dùng đến sau khi ra trường hoặc học xong không kiếm được thật nhiều tiền. Do đó, nếu như ở Việt Nam, mỗi học kỳ bạn phải học những môn học bắt buộc do nhà trường quy định, ở Mỹ, bạn tự chọn lựa những môn học phù hợp với sở thích, khả năng và theo đuổi của mình. Hơn nữa, một trường đại học có đến hàng trăm môn học khác nhau, và có khi cùng một môn học lại có đến hai ba lớp (section) riêng, do một hay nhiều giáo sư giảng dạy.
Như vậy, bạn không những chỉ lựa chọn lớp học mà còn lựa chọn luôn cả giáo sư giảng dạy nữa. Ưu điểm của phương thức lựa chọn lớp học này là phát huy một cách hiệu quả nhất những điểm mạnh của sinh viên đồng thời tạo cho sinh viên có cảm giác hứng thú học tập. Bí mật cần được bật mí: “Cơ sở triết học của phương châm giáo dục này được hình thành từ Chủ nghĩa nhân bản và tự do cá nhân thịnh hành ở các nước phương Tây nhất là thời kỳ Phục hưng. Tư tưởng này cho rằng mỗi cá nhân hơn ai hết là người hiểu rõ nhất năng lực và nguyện vọng của mình, và vì vậy họ phải được toàn quyền tự quyết trong cuộc sống và trong nỗ lực mưu cầu hạnh phúc của riêng mình”
Toàn diện
Giáo dục Mỹ chú trọng nhiều đến đào tạo học sinh một cách toàn diện. Việc học và việc chơi được kết hợp hết sức nhuần nhuyễn. Ngoài giờ lên lớp, sinh viên ở Mỹ còn tham gia vào rất nhiều các câu lạc bộ, các tổ chức khác nhau, rồi chơi thể thao, hát, chơi nhạc… Các hoạt động này vừa giúp tăng cường thể chất đồng thời cũng có tác dụng phát triển tính năng động, sáng tạo, và nhất là khả năng lãnh đạo (leadership skill). Đối với mỗi sinh viên, nếu chỉ biết học mà không hoạt động sẽ là một thiệt hại lớn.
Đơn cử như chuyện xin học đại học của sinh viên Mỹ, không có những kỳ thi đại học căng thẳng, những giờ học thêm tối ngày, việc bạn có vào được một trường đại học tốt hay không được hoàn toàn quyết định bởi toàn bộ quá trình phấn đấu của học sinh ở trường trung học. Ngoài chuyện điểm học, điểm thi các kỳ thi bắt buộc thì chuyện bạn năng động, tích cực trong môi trường trường học cũng là một yếu tố quan trọng có tính chất quyết định trong việc bạn có được nhận vào đại học hay không.
Tính cạnh tranh cao
Bằng cấp ở Mỹ vô cùng quan trọng cho sự nghiệp của mỗi cá nhân. Nếu vào được các trường đại học tốt và nổi tiếng và nếu học giỏi, cơ hội việc làm sẽ tăng lên rất nhiều. Mỗi trường đều có những quỹ riêng để cấp học bổng, trao giải thường cho những sinh viên đạt thành tích xuất sắc trong học tập. Ví dụ chương trình học bổng có uy tín: Fulbright, tài trợ toàn bộ chi phí ăn học cho sinh viên Mỹ ở một quốc gia khác trên thế giới. Vì vậy, quan hệ giữa các sinh viên trong trường đại học vừa mang tính cộng tác, vừa mang tính cạnh tranh cao vì việc vào học ở trường nào, học như thế nào, điểm số ra sao, thứ hạng bằng tốt nghiệp ảnh hưởng rất lớn đến công việc và những cơ hội tiến thân sau này.


Tôi học tiếng anh bắt đầu từ con số “âm”

(Cách học tốt tiếng anh) Từ một người sợ và ghét học tiếng Anh, mất căn bản suốt 10 năm, thay vì từ bỏ nó và tuyên bố với thế giới rằng “Tôi không học được tiếng Anh”, tôi đã đối mặt với nó một cách dũng cảm nhất nhưng cũng đơn giản nhất, đó là không từ bỏ mục tiêu của mình. Tôi tin các bạn cũng sẽ làm được như tôi đã làm.
toi-hoc-tieng-anh-tu-con-so-am-1
“Tôi không thể học được tiếng Anh”, nếu để biện minh cho lý do bạn không thể học được tiếng Anh bằng câu nói trên thì hãy thay đổi suy nghĩ của mình sau khi đọc bài viết của tôi. Trước đây, tôi từng nói như vậy hàng trăm lần, nhưng tôi đã học được tiếng Anh ngay khi tôi bỏ đi suy nghĩ này.
Tôi sống ở TP HCM từ nhỏ, đáng lẽ tôi phải có nhiều cơ hội tiếp xúc sớm với tiếng Anh, nhưng tôi đã không có điều kiện tham dự bất kỳ lớp tiếng Anh nào trước khi bước vào năm học Anh văn đầu tiên, năm lớp 6.
Tôi không thể quên kỷ niệm những ngày đầu tiên được tiếp xúc với tiếng Anh, hôm đó là ngày học tiếng Anh thứ hai của tôi, tôi đã bị gọi lên trả từ vựng. Tôi lóng ngóng và không thuộc được chữ nào trong khi những bạn khác lần lượt viết ra những từ mà cô yêu cầu. Cô giáo đã mắng tôi rất nhiều vì không học bài, những ánh mắt của bạn cùng lớp nhìn vào tôi lúc đó làm tôi nhớ mãi. Khi về chỗ, bạn nam ngồi phía sau đã nói rằng: “Con này dốt lắm, có nhiêu đó mà cũng không thuộc”. Tôi đã rất buồn và đặt một câu hỏi lớn cho chính mình: “Tại sao phải học tiếng Anh làm gì mà rắc rối quá. Tôi ghét nó”.
Cấp 2 là quãng thời gian tôi chật vật với tiếng Anh ghê gớm. Tôi luôn dẫn đầu lớp về thành tích tất cả môn học nhưng luôn bị khống chế bởi môn Anh văn. Đã có lúc tôi thật sự thấy bế tắc về điểm yếu đó của mình, tôi muốn vượt qua khỏi nó. Đó là một lần duy nhất của thời cấp 2, tôi xung phong đứng dậy để dịch một bài hội thoại sau khi đã chuẩn bị sẵn ở nhà, nhưng tôi đã dịch sai ngay từ câu đầu tiên.
Tôi muốn cố gắng sửa lại nhưng cô giáo đã không cho tôi được quyền đó và kêu một bạn khác đứng dậy dịch thay. Tôi cảm thấy thất vọng và cảm nhận một sự thất bại của chính bản thân. Từ đó, tôi nhận ra tôi không biết cái gì về Anh văn cả và tôi cũng quyết định luôn tôi không cần biết thêm gì về nó.
Lên cấp 3, tôi chọn cho mình khối A để theo đuổi cũng vì lý do tôi rất dở tiếng Anh. Thế là những ngày tháng cấp 2 và cấp 3 của tôi trôi qua với những kiến thức mập mờ về Anh văn. Những con điểm đủ mức trung bình của tôi về môn tiếng Anh đều là do sự hỗ trợ của bạn bè. Và thật lòng tôi không muốn thừa nhận một sự thật rằng những con điểm ấy hoàn toàn không phải là kiến thức của tôi.
Mặc dù thi khối A là khối chính, nhưng tôi vẫn chọn thi thêm khối D dù chẳng học một chữ Anh văn. Ngày thi môn tiếng Anh tôi “đánh lụi” từ trên xuống dưới, kết quả cuối cùng tôi đậu cả 2 trường Khoa học Tự nhiên và Khoa học Xã hội & Nhân văn. Tôi đã chọn Nhân văn như một số mệnh của mình, chuyên ngành của tôi ở Nhân văn là tiếng Trung, vì thế tôi lại càng ngày càng không có cơ hội để gặp “người bạn khó chịu” tiếng Anh của mình. Và dường như tôi cũng quên luôn những ám ảnh đầu đời của mình về môn học đáng sợ đó. Có lúc tôi đã nghĩ tôi sẽ vẫn thành công mà không cần tiếng Anh, vì một lý do mà tôi luôn tự bào chữa cho mình: “Tôi có thể học được mọi thứ, trừ tiếng Anh.”
Đến năm thứ ba, tôi biết được thông tin điều kiện xét tốt nghiệp của trường là phải có bằng B tiếng Anh. Tôi thật sự hoang mang vì không biết làm cách nào để một đứa “mù Anh văn” như tôi lại có thể lấy được cái bằng đó để ra trường. Tôi mơ hồ nghĩ đến một viễn cảnh là chắc hẳn phải nợ bằng vài năm vì không có nổi chứng chỉ B Anh văn. Nhìn những anh chị khóa trên trong trường đi làm rồi nhưng vẫn tối tối tranh thủ đi đến các trung tâm ngoại ngữ với mục đích lấy được bằng B để hoàn tất điều kiện lấy bằng tốt nghiệp, trong tôi lại xuất hiện một nỗi sợ vô hình. Sau những ngày suy nghĩ cuối cùng tôi quyết định đi học tiếng Anh.
toi-hoc-tieng-anh-tu-con-so-am-2
Đây là một quyết định nói chính xác là do tình thế ép buộc chứ không phải do tôi tự nguyện. Tôi muốn theohọc thi chứng chỉ Toeic nhưng đầu vào trình độ của tôi quá tệ không vào nổi lớp Toeic 1 mà rớt xuống lớp sơ cấp. Ngày khai giảng khóa học, tôi đứng suy nghĩ và đánh liều vào lớp Toeic 1. Những ngày đầu, tôi rất khó khăn để học cùng với những bạn sinh viên của những trường khác. Các bạn hầu như đều có trình độ trên tôi.
Tôi ngồi bàn gần cuối và những trang sách lúc nào cũng đầy những từ vựng được gạch dưới với lý do vốn từ vựng của tôi quá ít. Có những lúc thầy giảng nhưng tôi không hiểu thầy nói gì. Tôi khó khăn trong vấn đề nghe những đoạn hội thoại dù rất ngắn và đơn giàn. Nhìn xung quanh, tôi nhận thấy sự yếu kém về mặt ngoại ngữ của mình so với sinh viên các trường đại học khác là quá lớn. Nỗi ám ảnh ngày xưa ùa về kèm theo đó là một tâm lý lo lắng khi so sánh mình với những học viên trong lớp.
Và tôi đã làm một việc mà tôi chưa từng nghĩ đến, lao vào học tiếng anh. Những ngày đầu khi tiếp xúc với tiếng Anh ở nhà tôi cảm thấy không một chút hứng thú. Tôi chỉ học được 5 phút là mệt mỏi và đóng lại ngay vì không thể vào đầu nổi. Nhưng lúc đó một suy nghĩ đã đến với tôi: “Tôi có một nỗi sợ, đó là Anh văn. Tôi cứ mãi trốn tránh nỗi sợ của mình và cách duy nhất để tôi từ bỏ sự sợ hãi đó là phải đối mặt với nó”. Thế là mỗi ngày tôi quyết tâm dành ra 60 phút học Anh văn.
Tôi học những từ vựng chưa biết được gạch dưới trong sách như một bài tập bắt buộc riêng cho mình. Tôi đầu tư mua hẳn một phần mềm học từ vựng, nó có chức năng nhập từ và kiểm tra từ đến khi nào người học thuộc mới thôi. Có những ngày tôi ham chơi nên đến 10h đêm mới mở máy học, lại gặp những từ vựng khó, máy trả đi trả lại mà tôi không thuộc. Đến khi thuộc rồi thì đã hơn 12 giờ đêm. Từ điều ép buộc, nó trở thành một thói quen.


Từ một thói quen, nó lại trở thành một sở thích lúc nào mà tôi không hay. Tôi thích học từ vựng đến mức độ, đi ngoài đường trông thấy những bảng hiệu có những từ tiếng Anh mới, tôi đều đọc to và cố gắng ghi chú lại. Còn về phần nghe, mỗi ngày tôi cho mình nghe một đoạn Anh văn có độ dài khoảng 5 phút nhưng nghe lại nhiều lần. Có khi ngủ nhưng tôi vẫn để đoạn Anh văn phát đi phát lại cho đến sáng, vì tôi nghĩ lúc đó Anh văn sẽ có cơ hội đi sâu vào tiềm thức của tôi. Môn ngữ pháp, tôi rất siêng năng làm các bài tập của thầy trên lớp, vì vậy dù về nhà không luyện tập ngữ pháp nhiều nhưng ngữ pháp của tôi đã có những chuyển biến tốt.
Kết thúc khóa học sau 12 tuần đó, tôi là người có điểm thi cao nhất của cả lớp gồm 45 học viên với số điểm Toeic 480. Ngày tôi cầm phần thưởng của thầy với vị trí đứng đầu, tôi đã muốn khóc vì những điều tôi làm được. Theo bảng quy chiếu điểm giữa các văn bằng, tôi được biết Toeic 480 có ngang giá trị với chứng chỉ B. Tôi muốn kiểm chứng lại một lần nữa khả năng của mình.
Thế là một tuần ngay sau đó, tôi bước vào phòng thi chứng chỉ B do ĐH Khoa học xã hội và Nhân văn tổ chức. 2 tuần chờ đợi kết quả là những ngày thấp thỏm không yên của tôi. Cuối cùng kết quả cũng đã có, tôi tìm tên của mình trong danh sách dài vài trăm thí sinh, và tôi dừng lại ở tên tôi. Tôi đã đậu chứng chỉ B, tôi nhảy cẫng lên và tươi cười suốt đoạn đường về. Tôi đã lấy được bằng B chỉ trong 3 tháng bằng nỗ lực của mình.
Từ ngày có được bằng B, tiếng Anh không còn là nỗi sợ nữa. Tôi bắt đầu coi nó như người bạn, tôi thích khi vớ được một từ mới và tôi sẽ líu lo nhắc đi nhắc lại cho đến khi nào thuộc. Tôi muốn thử thách mình một lần nữa. Sau 3 tháng tiếp theo, tôi đăng ký thi lấy chứng chỉ C của đại học Nông lâm. Chuyện đi thi lần này, tôi giấu tất cả mọi người, vì chắc chắn sẽ bị ngăn cản do chưa đủ sức trong thời gian đó. Nhưng tôi đã đậu, và tôi lấy được bằng C trong 3 tháng sau khi vừa lấy được chứng chỉ B. Đó thật sự là điều kỳ diệu của riêng tôi.
Không lâu sau đó, tôi lại lấy được Toeic 625 điểm. Càng lúc khả năng tiếng Anh của tôi càng tốt. Sau khi tốt nghiệp, tôi lại tiếp tục học văn bằng 2 ngành Sư phạm tiếng Anh vì niềm yêu thích. Hiện nay, tôi luôn đứng trong top những người giỏi nhất khoa. Hơn một năm nữa, tôi sẽ có thêm một nghề tay trái, đó là nghề giáo viên dạy tiếng Anh.
Từ một người sợ và ghét tiếng Anh, mất căn bản suốt 10 năm, thay vì từ bỏ nó và tuyên bố với thế giới rằng “Tôi không học được tiếng Anh”, tôi đã đối mặt với nó một cách dũng cảm nhất nhưng cũng đơn giản nhất, đó là không từ bỏ mục tiêu của mình. Tôi tin các bạn cũng sẽ làm được như tôi đã làm.

Lớp kỹ năng thuyết trình bằng tiếng Anh

Lớp kỹ năng thuyết trình bằng tiếng Anh (02-04-2012)

 Trang bị những kỹ năng cần thiếtcơ bản cho các bạn muốn có kỹ năng thuyết trình chuyên nghiệp, phong cách, hiệu quả bằng tiếng Anh (sinh viên, người đi làm) liên quan đến Giao tiếp, tổ chức sự kiện, hội thảo, phiên dịch...

MODULE : PRESENTATION SKILLS in ENGLISH

1- Nội dung học và Mục tiêu khoá học (objectives):
·         Trang bị những kỹ năng cần thiếtcơ bản cho các bạn muốn có kỹ năng thuyết trình chuyên nghiệp, phong cách, hiệu quả bằng tiếng Anh (sinh viên, người đi làm) liên quan đến Giao tiếp, tổ chức sự kiện, hội thảo, phiên dịch...

STT
PRESENTATION IN ENGLISH
Buổi
Mục tiêu bài học
1
-        Lý thuyết về kỹ năng thuyết trình
-        Thực hành soạn thảo bài thuyết trình trên PPT
4 buổi
Giúp người học nắm được khái niệm cơ bản về thuyết trình và soạn được một bài thuyết trình bằng PPT
Biết cách đánh giá/soạn một bài thuyết trình đạt tiêu chuẩn/hiệu quả
2
-         Luyện âm vs đọc , nói
2 buổi
Giúp người học luyện lại cách phát âm, đọc, nói tiếng Anh trôi chảy, tự tin trong giao tiếp
3
Phần I: Oral presentation and commented by teachers, foreign expert
4 buổi
Giúp người học tự tin nói bằng tiếng Anh trước đám đông, có phản biện; chưa sử dụng PPT vội để luyện tập cách nói tự tin
Phần II: Power-point based presentation, commented by teacher, foreign expert
4 buổi
Giúp người học vừa thao tác trên PPT vừa tự tin trình bày 1 bài present, có cả phản biện/ sửa lỗi.
4
Kết thúc chương trình học
1 buổi
Tổng kết và khắc phục những điểm yếu của học viên. Trao chứng nhận, học bổng. Chụp ảnh kỷ niệm, liên hoan nhẹ

2- Đối tượng tham dự khoá học (Participants)?
·                Sinh viên và những người có trình độ tiếng Anh B trở lên, khả năng giao tiếp bằng tiếng Anh khá.
·                Đây là khóa học định hướng cho khóa phiên dịch và là nền tảng bắt buộc chokhóa phiên dịch vì khi thực hiện phiên dịch, người phiên dịch phải làm “Thuyết trình” cho người khán/thính giả khi thực hiện phiên dịch.
·                Làm công việc phiên dịch, hướng dẫn viên nhưng chưa qua đào tạo bài bản, hệ thống, thực hành về Thuyết trình thực tế.
·                Những ai mong muốn và/hoặc chuẩn bị làm việc liên quan đến Thuyết trình và/hoặc công tác phiên dịch cho cơ quan, tổ chức của mình.
·                Những ai mong muốn nâng cao kỹ năng Thuyết trình bằng tiếng Anh của mình trước công chúng.

3- Phương pháp giảng dạy (Methodology):
·                Thực hành sâu, kết hợp giảng lý thuyết song song, lấy kết quả thực hành để giảng lý thuyết và ứng dụng tức thời à hiệu quả và tạo “Thao tác” và “nhớ” tốt.
·                Bài giảng lấy thực hành làm chủ đạo, được lồng ghép các tình huống thực tế,
·                Thực hành các kỹ năng, kỹ thuật, “ngón nghề” qua các bài tập tình huống(thuyết trình)
·                Làm việc nhóm, thảo luận, chia sẻ kinh nghiệm theo từng tình huống và nội dung học.
·                Cung cấp tài liệu tham khảo trước và sau khóa học, bao gồm văn bản, hình ảnh,Video Clips.
4- Lớp học và Trang thiết bị học tập (Devices/tools)
·                Lớp học VEDICO bố trí tối đa 10 học viên cho lớp thuyết trình
·                Trang thiết bị hiện đại phục vụ riêng cho lớp học phiên dịch: Hệ thống âm thanh, máy chiếu (projector), tai nghe, microphone, head-phones, ... máy điều hoà, máy quay lớp học và máy ghi âm
5- Giảng viên và chuyên gia (Lecturers)
·                Giảng viên đều phải có kinh nghiệm về giảng dạy tiếng Anh giao tiếp, phát âm chuẩn (cả tiếng Việt và Anh), làm về công tác phiên dịch tiếng Anh lâu năm;
·                đã từng làm công tác quản lý, phát biểu, thuyết trình các hội nghị, lớp học, trước số lượng khán giả lớn;
·                đã từng tham gia phiên dịch bao gồm dịch Consecutive (đuổi) và Simultaneous (cabin) cho các hội nghị, hội thảo lớn;
·                đã từng làm phiên dịch cho các Dự án cấp Chính phủBộ, NGO’s,  Ủy ban cấp Quốc tế... như ADB, WB, IFAD, ILO...
6- Kiểm tra đánh giá (Assessment):  
Học viên bắt buộc phải làm 3 bài Kiểm tra:
1-     Đầu vào (tiếng Anh trình độ B), biết Sử dụng Tin học văn phòng
2-     Đánh giá giữa kỳ: Lý thuyết và Thực hành
3-     Đánh giá cuối kỳ: Thực hành 01 bài (Nội dung PPT+Thuyết trình)

7- Tài liệu học tập: đã bao gồm trong học phí
-          Bài học thực hành trên lớp và ngoại khóa (thực tế)
-          Videoclips (tham khảo và di VEDICO quay/ dựng) (Giáo trình do VEDICO biên soạn và cung cấp miễn phí cho học viên trong suốt khóa học)